Specialist và Generalist là từ ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực digital marketing, Generalist sẽ bao gồm nhiều công việc khác nhau có tính đa dạng và phong phú, còn Specialist lại tập trung chuyên sâu vào những công việc mang tính chi tiết và cụ thể. Vậy nhìn chung Specialist và Generalist là gì?
Đối với những người đã và đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, hay các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ khác đều khá quen thuộc đối với hai từ ngữ Specialist và Generalist. Xét về tính chất, hai từ ngữ này đại diện cho hai công việc khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, và giúp nhau phát triển. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Specialist và Generalist là gì? Và sự khác nhau cụ thể của nó là như thế nào bạn nhé!
Specialist và Generalist là gì?
Giữa hai vị trí công việc này dễ khiến mọi người hiểu lầm về sự tương đồng trong tính chất nếu chưa được tìm hiểu kỹ thông tin trước đó. Nhưng từ tên gọi tiếng Anh chúng ta có thể hiểu cơ bản ý nghĩa của họ như sau:
Generalist (tổng quát viên), đó chính là những công việc mang tính tổng quát, bao hàm với nhiều sự đa dạng nhất định. Những người đảm nhận vị trí công việc tổng quát viên sẽ có những kiến thức tổng quát để giải quyết nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, được hiểu là phát triển công việc theo chiều ngang.
Specialist (chuyên viên) lại có nghĩa là “chuyên sâu”, mang tính chuyên môn nhất định. Họ là những người có kiến thức và kỹ năng sâu rộng về một lĩnh vực và ngành nghề cụ thể qua nhiều năm tích lũy học tập và nghiên cứu, được hiểu là phát triển công việc theo chiều sâu.
Khác biệt giữa 2 công việc này là gì?
Trong một công ty, hai công việc này luôn phải phối hợp với nhau để hỗ trợ cho mục tiêu chung đã được đề ra. Một người sẽ đảm nhận đưa ra những kế hoạch, phương hướng và nhiệm vụ chi tiết để triển khai kế hoạch. Người còn lại sẽ đóng vai trò là người quản lý để quan sát và điều phối các bộ phận được giao nhiệm vụ triển khai để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sự phối hợp ăn ý giữa 2 vị trí công việc này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh để tập thể triển khai công việc được hiệu quả, rút ngắn thời gian cũng như đẩy mạnh tiến độ công việc được tiến hành một cách nhanh chóng nhất.
Lộ trình phát triển từ vị trí Generalist đến Specialist
Quá trình từ một tổng quát viên lên đến chuyên viên là điều không hề dễ dàng. Trong đó, ngoài yếu tố xuất phát điểm chính là trình độ và bằng cấp thì đòi hỏi bạn phải có năng lực và khả năng thật sự để thích ứng với yêu cầu công việc đặt ra. Sự học hỏi và không ngừng nỗ lực để rèn luyện luôn là điều cần thiết đối với bất kỳ lĩnh vực nào, trong quá trình này cũng vậy.
Điều quan trọng không kém đó chính là khả năng tư duy, cách lập ra những kế hoạch và triển khai nó như thế nào để đạt được hiệu quả nhất định, tạo ra một lộ trình đúng đắn cho bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào.
Trong đó, chắc chắn không thể thiếu những kỹ năng cơ bản như vi tính, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, sự lắng nghe và thái độ cầu tiến nhất định. Bên cạnh những yếu tố năng lực cần thiết vừa nêu trên, bạn cũng cần phải có những cách tạo lập các mối quan hệ với khách hàng và đối tác khi cần thiết. Họ sẽ là những người mà bạn có thể học hỏi kinh nghiệm thực tế và giúp bạn có thêm những góc nhìn mới trong công việc mà bạn không thể tìm được trong lý thuyết sách vở.
Tùy vào năng lực và khả năng làm việc của mỗi người, cũng như tùy ngành nghề khác nhau, trung bình mọi người sẽ có thời gian thăng tiến công việc là từ 2 đến 3 năm. Mọi sự phát triển đều phụ thuộc vào độ cố gắng và sự phấn đấu của bạn, cũng có thể trong 1 năm bạn đã thăng tiến từ vị trí Generalist thành Specialist.
Mong rằng, thông qua những thông tin mà chúng tôi đề cập trong bài viết, bạn đã hình dung được Specialist và Generalist là gì? Nếu bạn đang có ý định phát triển công việc trong thời gian sắp tới, hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn có được những định hướng rõ ràng hơn về lộ trình công việc của bản thân. Chúc bạn mau chóng gặt hái được những thành công như mong muốn.